Sông băng tại Chile đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và lở đất nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và hoạt động địa chấn, núi lửa tại quốc gia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương.
Nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí South American Earth Sciences đã xác định các yếu tố có thể gây mất ổn định sông băng, bao gồm hiện tượng hồ băng bị cạn kiệt đột ngột, dòng chảy bùn đá, lở tuyết, sạt lở đất và hiện tượng sông băng di chuyển với tốc độ bất thường.
Nhiều sông băng tại Chile đối mặt nguy cơ cao
Khoảng 10 sông băng ở Chile có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều yếu tố mất ổn định này. Một số sông băng có nguy cơ cao xảy ra lở băng, một số khác có vách dốc treo nguy hiểm hoặc có thể bị ảnh hưởng do sự suy giảm mực nước.

Ông Felipe Ugalde, nhà địa chất tại Đại học Chile
Ba sông băng có nguy cơ cao nhất nằm gần trung tâm phun trào chính của núi lửa San José, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các dòng lahar – dòng bùn núi lửa thường là hỗn hợp giữa nước, tro bụi và đá vụn.
Hậu quả của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đã khiến các sông băng trên toàn cầu thu hẹp đáng kể, mất dần khối lượng và trở nên kém ổn định hơn. Khi nhiệt độ tăng cao, nước mưa hoặc tuyết tan nhanh thấm xuống đáy sông băng và hoạt động như một chất bôi trơn, khiến sông băng di chuyển nhanh hơn và cuối cùng là tách rời.
Đây là hệ quả của sự mất cân bằng mà các sông băng đang trải qua do nhiệt độ không khí trung bình ngày càng tăng, ngay cả tại các khu vực núi cao.