Việc sử dụng điện thoại di động trong môi trường thiếu sáng đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe đôi mắt nếu không được thực hiện đúng cách.
Mắt người cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Khi ánh sáng mạnh chiếu vào mắt vào ban ngày, đồng tử sẽ co lại để giảm lượng ánh sáng vào mắt, bảo vệ võng mạc. Ngược lại, vào ban đêm, khi ánh sáng yếu đi, đồng tử giãn ra để thu nhận nhiều ánh sáng hơn.

Đôi mắt chúng ta cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng
Khi sử dụng điện thoại trong bóng tối, mắt phải điều tiết nhiều hơn để thích nghi với sự chênh lệch ánh sáng giữa màn hình và môi trường xung quanh. Nếu điều chỉnh độ sáng không phù hợp, hậu quả sẽ đến nhanh chóng.
Việc để màn hình quá sáng trong môi trường tối sẽ làm tăng lượng ánh sáng xanh phát ra, gây tổn thương võng mạc và ức chế hormone melatonin, khiến bạn khó ngủ. Ngược lại, để màn hình quá tối cũng gây mỏi mắt và giảm thị lực.

Màn hình điện thoại quá sáng hay quá tối đều không tốt cho mắt
Vậy giải pháp tốt nhất là điều chỉnh độ sáng màn hình ở mức trung bình, đủ để nhìn rõ nội dung mà không gây chói mắt. Nhiều điện thoại hiện đại có chế độ “bảo vệ mắt” hoặc “chế độ ban đêm” giúp giảm ánh sáng xanh và điều chỉnh độ sáng phù hợp.

Sử dụng chế độ bảo vệ mắt khi dùng điện thoại ban đêm
Một số mẹo nhỏ giúp bảo vệ mắt khi dùng điện thoại ban đêm:
– Sử dụng chế độ đọc sách hoặc phần mềm lọc ánh sáng xanh.
– Giữ khoảng cách từ điện thoại đến mắt khoảng 25-30cm.
– Cứ 20 phút, hãy nhìn xa ít nhất 20 giây để thư giãn mắt.
– Không sử dụng điện thoại trong môi trường hoàn toàn tối, nên bật một nguồn sáng yếu.
– Thực hiện bài tập cho mắt hoặc mát-xa nhẹ nhàng quanh mắt.