Moroc đang đối mặt với thách thức lớn trong việc đảm bảo nguồn nước cho dân cư và nông nghiệp do hạn hán kéo dài. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Maroc đã đẩy mạnh đầu tư vào các dự án khử mặn và hệ thống dẫn nước.
Đầu tư vào tương lai
Theo Bộ trưởng Bộ Thiết bị và Tài nguyên nước Maroc, ông Nizar Baraka, chính phủ đang có kế hoạch xây dựng thêm 9 nhà máy khử mặn, nâng tổng công suất lên 1,7 tỷ m³ nước mỗi năm vào năm 2030. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực lên nguồn nước hiện có và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Những người lao động làm việc tại một trang trại trồng ớt chuông
Nước khử mặn sẽ không được sử dụng cho trồng lúa mì do chi phí cao. Thay vào đó, nguồn nước này sẽ giúp giải phóng lượng nước từ các hồ chứa để phục vụ các trang trại nội địa.
Tỷ lệ trữ nước tại các hồ chứa đã tăng lên 39,2% tính đến ngày 11/06, nhờ lượng mưa được cải thiện trong năm nay. Tuy nhiên, hoạt động nông nghiệp sử dụng nguồn nước ngầm vẫn tiếp tục mở rộng, dẫn đến sự gia tăng sản lượng xuất khẩu nông sản tươi sang châu Âu.
Để đối phó với tình trạng hạn hán, Maroc cũng sẽ mở rộng tuyến kênh dẫn nước chính vào năm 2030, nhằm tiếp nước cho các hồ chứa phục vụ nông dân tại các vùng đang hứng chịu hạn hán nghiêm trọng.
Với sự hỗ trợ từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Maroc sẽ xây dựng đường dây truyền tải điện dài 1.400 km trước năm 2030, nhằm đưa năng lượng tái tạo từ miền Nam đến các nhà máy khử mặn trên khắp cả nước.
Việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm đáng kể chi phí nước khử mặn, góp phần vào cuộc chiến chống hạn hán của Maroc.