Trong quá trình thực hiện giao dịch mua bán nhà đất, nhiều người thường tìm kiếm các phương thức để giảm thiểu rủi ro và thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, việc sử dụng vi bằng như một phương tiện để thay thế cho các văn bản công chứng hoặc chứng thực không phải là một giải pháp an toàn.
Vi bằng là gì?
Vi bằng là biên bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, vi bằng không có khả năng thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính.
Rủi ro khi mua bán nhà đất bằng vi bằng
Khi mua bán nhà đất thông qua vi bằng, người dân sẽ không được pháp luật thừa nhận và có thể đối diện với nhiều rủi ro.

Mua bán nhà đất bằng vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Thực tế, việc lập vi bằng để mua bán nhà đất là hành vi không được phép. Tại Khoản 4 và 5 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cá nhân/tổ chức không được phép lập vi bằng đối với những trường hợp xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng giao dịch mà pháp luật quy định, thuộc phạm vi hoạt động của công chứng, chứng thực; ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật.
Hậu quả pháp lý
Theo quy định tại Khoản 4 và 8 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, đối với những trường hợp Thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng thẻ Thừa phát lại từ 6-9 tháng.
Nhìn chung, để tránh các rủi ro pháp lý không đáng có, người dân nên thực hiện mua bán nhà đất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo việc cấp sổ đỏ được thực hiện một cách hợp pháp và minh bạch.