Nhật Bản vừa đạt được cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi năng lượng khi chính thức triển khai tuabin thủy triều đầu tiên tại eo biển Naru, gần quần đảo Goto. Đây là bước ngoặt trong việc khai thác năng lượng biển nhằm giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và hỗ trợ mục tiêu trung hòa carbon.
Công nghệ đột phá trong năng lượng tái tạo

Tuabin thủy triều AR1100
Tuabin thủy triều AR1100 có công suất 1,1 MW, do công ty Proteus Marine Renewables phát triển. Thiết bị này sử dụng dòng chảy tự nhiên của thủy triều để phát điện. Với thiết kế rotor ba cánh nằm ngang, sử dụng vật liệu composite tiên tiến và tích hợp hệ thống điều chỉnh góc cánh, hướng quay theo thời gian thực để tối ưu hiệu suất.
Lợi ích của tuabin thủy triều
Thiết bị này cung cấp đủ năng lượng cho khoảng 1.000 ngôi nhà. Tua-bin được lắp đặt cố định dưới đáy biển và kết nối với lưới điện thông qua cáp ngầm. Với vị trí hoàn toàn dưới mặt nước, thiết bị này hạn chế tối đa tác động môi trường và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan ven biển.
Tương lai năng lượng bền vững
Việc triển khai AR1100 là kết quả nâng cấp từ dự án thí điểm năm 2021 với tua-bin 500 kW đạt hiệu suất 97%. Thiết bị mới được cải tiến toàn diện về hiệu suất và hệ thống điều khiển, phản ánh cam kết của Nhật Bản trong khai thác tiềm năng năng lượng biển.
Dù vẫn đối mặt với nhiều thách thức như chi phí bảo trì dưới nước và kết nối với lưới điện, dự án này thể hiện nỗ lực đổi mới công nghệ của Nhật Bản trong bối cảnh nguồn đất đai hạn chế và bài học sâu sắc sau thảm họa hạt nhân Fukushima.
Kết quả và định hướng
Việc vận hành AR1100 không chỉ giúp Nhật Bản củng cố vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng thủy triều, mà còn mở ra hướng đi mới cho các quốc gia ven biển đang tìm kiếm giải pháp năng lượng sạch và bền vững.