Trang chủ Đời sốngKiến thức Sử dụng thẻ BHYT chưa điều chỉnh thông tin địa chỉ: Những điều cần biết

Sử dụng thẻ BHYT chưa điều chỉnh thông tin địa chỉ: Những điều cần biết

bởi Linh

Sau khi các địa phương thực hiện việc sáp nhập địa giới hành chính, một số bệnh viện và Sở Y tế đã thông báo đổi tên đơn vị trực thuộc từ ngày 1/7.

Nhiều người dân tham gia BHYT băn khoăn khi thông tin địa chỉ, nơi đăng ký ban đầu trên thẻ BHYT chưa điều chỉnh liệu có ảnh hưởng quá trình khám chữa bệnh?

BHXH Việt Nam mới đây yêu cầu BHXH các khu vực chủ động phối hợp với sở y tế và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT tại địa phương bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người bệnh.

Thẻ BHYT chưa điều chỉnh thông tin địa chỉ vẫn còn hiệu lực

Theo đó, BHXH khu vực thông báo các cơ sở khám chữa bệnh phối hợp tiếp tục sử dụng thẻ BHYT đã cấp cho người tham gia khám chữa bệnh theo chế độ dù chưa điều chỉnh thông tin địa chỉ và nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Điều này có nghĩa là người dân vẫn có thể sử dụng thẻ BHYT có địa chỉ cũ và hưởng quyền lợi theo quy định. Người dân không cần xin cấp, đổi thẻ theo tên địa giới hành chính mới.

Thẻ BHYT vẫn còn hiệu lực dù chưa điều chỉnh thông tin địa chỉ Sử dụng thẻ BHYT chưa điều chỉnh thông tin địa chỉ để khám chữa bệnh

Quy định mới về khám chữa bệnh BHYT

Theo Luật BHYT sửa đổi, một số điều có hiệu lực từ 1/7 người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh BHYT không phân biệt địa lý hành chính.

Người bệnh ở bất kỳ nơi đâu đều được hưởng 100% mức hưởng khi khám chữa bệnh tại cấp ban đầu trong toàn quốc.

Người dân cũng được 100% mức hưởng khi khám chữa bệnh nội trú tại cấp cơ bản trong toàn quốc; 100% mức hưởng khi khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế cấp cơ bản, chuyên sâu mà trước 1/1/2025 được xác định là tuyến huyện.

Lưu ý khi sử dụng thẻ BHYT

Người dân cần lưu ý rằng tên cơ sở y tế khám chữa bệnh đăng ký ban đầu không ảnh hưởng đến quyền lợi chi trả của người tham gia BHYT.

BHXH Việt Nam cũng đề nghị các Sở Y tế bảo đảm các điều kiện pháp lý thuộc thẩm quyền để cơ quan BHXH phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh được tổ chức lại (giải thể, sáp nhập, thành lập mới) kịp thời ký hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, đảm bảo hợp đồng được thực hiện liên tục, đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm