Cuộc cách mạng công nghệ đang làm thay đổi bộ mặt thị trường lao động toàn cầu. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), robot và tự động hóa đang tạo ra cả cơ hội và thách thức cho người lao động.
Theo Báo cáo Tương lai Việc làm năm 2025 của WEF, khoảng 92 triệu việc làm có thể biến mất vào năm 2030 do tác động của AI. Một báo cáo khác từ McKinsey dự báo rằng đến năm 2030, có tới 375 triệu người lao động trên toàn thế giới sẽ phải chuyển đổi nghề nghiệp và trau dồi kỹ năng mới.

Tương lai việc làm trong kỷ nguyên AI
Dựa trên dữ liệu từ WEF, LinkedIn và các nghiên cứu từ nhiều quốc gia, top 10 công việc có nguy cơ bị thay thế trong vòng 5 năm tới bao gồm: Nhân viên bưu chính, Giao dịch viên ngân hàng, Nhân viên nhập liệu, Nhân viên thu ngân, Trợ lý pháp lý, Thư ký hành chính văn phòng, Công nhân lắp ráp trong nhà máy, Nhân viên tiếp thị qua điện thoại, Đại lý du lịch, Nhân viên phục vụ thức ăn nhanh.

10 công việc có nguy cơ bị thay thế bởi AI
Thay vì hoảng sợ, người lao động nên chủ động thích nghi và phát triển theo hướng “không thể bị thay thế” bằng cách tập trung vào những năng lực mà AI khó mô phỏng, chẳng hạn như tư duy phản biện, sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc giúp lực lượng lao động thích ứng với kỷ nguyên AI.

Nâng cao kỹ năng để thích nghi với AI
Tại Việt Nam, một số cơ sở giáo dục đã chủ động tham gia vào cuộc đua này. Hệ thống trường phổ thông FPT tiên phong đưa AI vào chương trình “Trải nghiệm thế giới thông minh” từ lớp 1. Nhiều trường đại học, cao đẳng cũng tích cực liên kết với các doanh nghiệp công nghệ để phổ cập kiến thức về AI và đào tạo lực lượng lao động AI Agent.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống giáo dục và sự chủ động của người lao động, Việt Nam đang nỗ lực đón đầu làn sóng AI và đảm bảo lực lượng lao động có đủ năng lực để cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.